Di truyền Mồng

Mồng gà mái

Mồng thường là đặc điểm để nhận dạng các giống gà khác nhau, như mồng vua là đặc điểm của giống gà Buttercup và mồng óc là đặc điểm độc đáo của giống gà ác (Silkie). Ở một số giống gà như gà Lơ-go (Leghorn) và gà Rhode Đỏ, có cả các biến thể mồng lá lẫn mồng trà. Hơn nữa, màu của mồng biến thiên từ đỏ tươi cho đến tím, cũng tùy vào mỗi giống gà. Mồng gà được quy định bởi hai cặp nhiễm sắc thể, bao gồm 4 alen:

  • P: mồng dâu trội
  • p: mồng dâu lặn
  • R: mồng trà trội
  • r: mồng trà lặn

Gà con sẽ nhận: 2 alen từ gà bố và 2 alen từ gà mẹ:

  • Lai mồng lá x mồng lá sẽ thu được 100% mồng lá.
  • Lai mồng trà x mồng lá hoặc mồng trà x mồng trà thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng trà (số còn lại là mồng lá).
  • Lai mồng dâu x mồng lá hoặc mồng dâu x mồng dâu thì sẽ thu được ít nhất 50% mồng dâu (số còn lại là mồng lá).
  • Lai mồng dâu x mồng trà sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích.
  • Lai mồng trích x mồng lá sẽ thu được ít nhất 25% mồng trích.
  • Lai mồng trích x mồng dâu hoặc mồng trích x mồng trà sẽ thu được ít nhất 37,5% mồng trích.
  • Lai mồng trích x mồng trích sẽ thu được ít nhất 56,25% mồng trích.

Ở nhiều giống gà, việc phát hiện và loại bỏ gà trống RR không dễ dàng. Nếu lai với gà mái mồng lá (rr) mà cho ra 100% gà con mồng trà. Alen mồng dâu P ảnh hưởng đến kích thước của tích. Gà có hai alen PP thì tích nhỏ, mồng thấp bé, Pp: tích vừa, mồng cao; pp: tích to (tức bình thường), mồng to. Alen mồng dâu P cũng ảnh hưởng đến sụn lườn (breast ridge). Gà không có gien mồng dâu (pp) sẽ thiếu sụn hai bên lườn. Lai mồng trích với bất kỳ dạng mồng nào đều thu được một tỷ lệ mồng trích nhất định, lai mồng dâu với mồng trà cũng thu được mồng trích. Mồng trích có nhiều kiểu gien cần chọn là PP,Rr (tích nhỏ, sinh sản tốt).

Liên quan